Tin chăm sóc xe máy



Cách sử dụng xe máy mới mua, giữ xe luôn bền đẹp

Cách sử dụng xe máy mới mua, giữ xe luôn bền đẹp

Cách sử dụng xe máy mới giữ xe luôn bền đẹp. Các loại XGM mới xuất xưởng hoặc động cơ cũ khi mới làm lại chủ yếu là xoáy xylanh, pít-tông, xéc-măng, ép dên đều phải trải qua thời kỳ chạy rà máy, nếu ta chạy rà máy tốt sẽ tăng tuổi thọ cho động cơ và không bị các hư hỏng thất thường.

Cách bảo dưỡng xe máy đi được lâu bền

Thời gian chạy rà máy từ 500 - 2000 km tùy theo loại xe và nhà chế tạo. Mặc dù các chi tiết được gia công rất chính xác, bề mặt mài nhẵn bóng, nhưng thực tế trên bề mặt tiếp xúc của chúng vẫn có độ nhấp nhô nhất định. Khi tiếp xúc với nhau, những chỗ nhấp nhô sẽ tạo nên ma sát lớn, lực tác dụng càng lớn, phần nhấp nhô càng dễ bị hao mòn và gây tổn hại cho mặt ma sát.

Vì vậy để các mặt ma sát rà khít lại với nhau, mòn từ từ trong điều kiện tải trọng tăng dần để có thể chịu được lực lớn sau này.

Nói chung trong thời gian chạy rà máy nên chú ý các vấn đề sau đây:

1. Không chở nặng hay chạy nhanh

Nếu chở nặng hay chạy nhanh, động cơ sẽ làm việc với công suất lớn. Vì vậy áp suất tác dụng lên ổ trục (bạc đạn) mặt ma sát rất lớn, dễ làm hư hại trạng thái rà khít các bề mặt làm việc. Trong 500 km đầu tiên tốc độ ở trong khoảng 30 - 45 km/h nên luôn luôn thay đổi số và chạy theo quán tính (vídụ: Số 1: tốc độ không quá 10 - 15 km/h, số 2: không 20 - i25 km/h, số 3: không quá 30 - 40 km/h).

2. Sử dụng dầu bôi trơn

Trong quá trình chạy rà, ma sát ở các ổ trục, pít-tông, xylanh đều rất lớn nên nhiệt độ mặt ma sát rất cao, vì vậy nên dùng dầu nhờn có độ nhớt nhỏ hơn bình thường. Nhưng nhớt pha xăng xe 2 thì phải nhiều hơn bình thường một ít, thường tỉ lệ lúc này khoảng 1/16 - 1/20. Sau 500 km phải thay nhớt mới mặc dù nhớt cũ còn tốt, nhưng thật ra trong đó có cát, “mạt” nghiền nhỏ ở mặt ma sát tróc ra. Nên thay dầu bôi trơn lúc máy nóng để các mạt dễ theo nhớt ra ngoài.

3. Trong thời gian chạy rà

Không nên chạy xe trên các đoạn đường xấu, nhiều ổ gà và độ dốc cao. Khi đi xe trên đường dài mỗi lần xe chạy được khoảng 50 km nên để động cơ nghĩ khoảng 10 phút. Trước khi ngừng nên cho xe giảm tốc độ một cách từ từ, không ngừng máy độ ngột.

4. Sau khi xe chạy được khoảng 200 km đầu tiên nên kiểm tra siết chặt lại toàn bộ các ốc vít trên động cơ và trên toàn bộ xe

Ở gian đoạn 500 km kế tiếp thỉnh thoảng nên tăng tốc độ xe lên khoảng 50 - 60km/h. khi đã chạy được 1500 km thỉnh thoảng có thể chạy hết ga, nếu kỹ nên duy trì tình trạng rà máy tới 2000 km. Sau khi thay nhớt lần đầu tiên, sau đó cứ 1000 km thay nhớt 1 lần đối với xe 4 thì và 3000 km 1 lần đối với xe 2 thì hay theo chỉ dẫn nhà chế tạo. Sau khi xe chạy rà máy có thể sử dụng ở mọi tốc độ.

Chạy rốt-đa xe máy mới mua thế nào cho đúng?

Đối với tuổi thọ của một chiếc xe gắn máy, không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn chạy rốt-đa từ 0 đến 1000 km.

Trong giai đoạn này, động cơ còn mới nguyên, các chi tiết tiếp xúc chuyển động tương đối sẽ rà khít với nhau và tạo khe hở hoạt động chính xác, nên cần tránh việc hoạt động hết ga liên tục, chạy quá tải hay bất cứ điều gì có thể làm cho động cơ bị quá nhiệt.

Nhiều người chọn cách đỗ xe tại chỗ và để động cơ chạy không tải trong vài giờ để chạy rốt-đa, tuy nhiên đó lại không phải là cách tối ưu. Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn có thể kéo dài độ bền của chiếc xe nếu biết thực hiện đúng cách.

Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp kéo dài tuổi thọ động cơ

Bản chất của việc chạy rốt-đa giống như quá trình “khởi động”, tạo độ mòn đều trên chi tiết, tránh hư hỏng, cong vênh bởi ma sát khi các chi tiết chuyển động. Người ta thường chỉ chú ý tới động cơ trong quá trình này, nhưng sự thật là hộp số và hệ chuyển động mới là những chi tiết cần được mài giũa nhất.

Ở lần vận hành đầu tiên, bạn cần chú ý đổ đầy dầu nhớt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, để động cơ chạy không tải trong vài phút để dầu nhớt bôi trơn toàn bộ các chi tiết. Nhưng không nên để như thế quá lâu, cần chạy xe để gió làm mát động cơ.

  • Giai đoạn từ 0 đến 150 km đầu tiên

Tránh vận hành xe liên tục quá 1/3 độ mở tay ga. Sau một tiếng vận hành xe liên tục, nên đỗ lại 5 đến 10 phút để cho động cơ nguội đi tự nhiên.Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, không nên giữ nguyên tay ga ở một vị trí.

  • Giai đoạn từ 150 đến 500 km đầu tiên

Tránh vận hành xe liên tục quá 1/2 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga.

Bạn nên lưu ý, sau 500 đến 1000 km đầu, phải thay dầu nhớt động cơ, thay dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu hay dầu láp) đối với xe tay ga. Bạn cũng nên thay lọc dầu tinh (nếu có) và vệ sinh lọc nhớt (loại lọc dạng lưới)

  • Giai đoạn từ 500 đến 1000 km đầu tiên

Tránh vận hành xe liên tục quá 3/4 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga.

  • Giai đoạn từ 1000 km trở đi

bảo dưỡng xe máy

Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không nên chạy hết ga trong thời gian dài liên tục.

7 ‘không’ khi chạy rốt đa cho xe máy mới 

ét về mặt kỹ thuật, chạy rốt-đa xe mới không đòi hỏi quá nhiều điều kiện khắt khe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chạy rốt đa đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng, chạy rốt đa đơn giản là thời kỳ đầu tạo độ mòn đều, không bị vênh giữa các cơ cấu ma sát. Trong đó, động cơ thường được chú ý nhất khi chạy rốt-đa. Tuy nhiên, trên thực tế, hộp số và hệ truyền động cũng là những nơi có ma sát lớn giữa các bộ phận nên cũng cần sử dụng đúng cách để tăng tuổi thọ.

Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn có thể kéo dài độ bền của chiếc xe nếu biết thực hiện đúng cách. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chạy rốt đa cho xe mới:

1. Không nổ máy tại chỗ trong vài giờ

Nổ máy tại chỗ không phải là cách tối ưu khi chạy rốt đa.

Theo anh Tâm, nhân viên kĩ thuật tại đại lý do Honda ủy nhiệm trên đường Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội, khi mới mua xe máy, nhiều người chạy rốt đa bằng cách đỗ xe tại chỗ và để động cơ chạy không tải trong vài giờ, tuy nhiên đó lại không phải là cách tối ưu. Vì khi nổ máy tại chỗ (đặc biệt với những loại xe làm mát bằng không khí) thì trong điều kiện này khả năng cung cấp gió cho làm mát động cơ rất kém (kể cả trường hợp dùng nước để xối vào động cơ hay dùng quạt gió để thổi).

Ngoài ra, trong khi nổ máy tại chỗ, chỉ có động cơ làm việc còn phần truyền lực lại không. Trong khi đó, phần này cũng cần chạy rà. Vì vậy, việc nổ máy tại chỗ trong vài giờ để chạy rốt đa là không cần thiết.

Kèm theo đó, anh Tâm còn khuyên rằng ở lần vận hành đầu tiên, bạn cần chú ý đổ đầy dầu nhớt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, để động cơ chạy không tải trong vài phút để dầu nhớt bôi trơn toàn bộ các chi tiết. Ngay sau đó, bạn cần chạy xe để gió làm mát động cơ. Giai đoạn chạy rà xe trong 500 km đầu tiên rất quan trọng vì nếu biết cách chạy rốt đa hiệu quả sẽ tốt cho quá trình sử dụng sau này.
 

2. Không nên sử dụng xe chạy hết ga

Khi khởi động, bạn không nên vặn tay ga đi ngay mà cần để khoảng vài phút để cho máy nóng, tăng áp lực dầu để bôi trơn đầy đủ các chi tiết của động cơ. Trên thực tế, bề mặt các thiết bị trên xe không hoàn toàn nhẵn mà có nhiều lỗ nhỏ và gờ. Khi xe vận hành, dầu nhớt tạo ra một lớp mỏng giữa chúng để giảm ma sát.

Vì thế khi chạy hết ga, dầu sẽ không đủ đáp ứng và các gờ trên bề mặt thiết bị sẽ xuyên qua màng dầu tác động lên các bộ phận khác, gây nên các vết lõm và vênh trong các bộ phận của hệ truyền động làm giảm tuổi thọ của xe.

3. Không nên trở vượt quá 60% tải trọng của xe

Không nên chở nặng, chở quá tải vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ truyền động. Việc tránh chở nặng ở vài trăm km là hết sức cần thiết.

4. Không nên chạy thường xuyên trên một đoạn đường dài ở một chế độ tốc độ

Nếu chỉ chạy với một chế độ, sẽ làm cho hộp số hoạt động không đồng bộ. Điều này nhắc nhở bạn khi chạy rốt đa cũng nên thay đổi tốc độ một cách từ từ và đều đặn.

5. Không nên chạy xe chậm ở số cao

Chạy xe chậm với số cao khiến động cơ xe làm việc nặng nhọc hơn. Đối với các xe đời cũ, trên đồng hồ công tơ mét còn có hướng dẫn phân chia nên chạy ở tốc độ nào với số nào. Do đó, các bạn có thể điều chỉnh số phù hợp với tốc độ của xe.

6. Không nên chạy xe trên các địa hình phức tạp, uốn lượn và nhiều ổ gà

Khi chạy trên địa hình phức tạp, hộp số và hệ thống truyền động chịu áp lực tải cao hơn, trong khi đó máy móc mới còn nhiều vụn kim loại, dễ gây mài mòn. Địa hình phức tạp, nhiều ổ gà là nơi các chủ xe mới nên tránh.

7. Không tăng tốc một cách đột ngột

Bạn nên tránh rồ ga thốc động cơ đồng thời tránh phanh gấp trong 300 km đầu tiên bởi việc tăng tốc đột ngột hay phanh gấp sẽ tạo ra lực ma sát lớn khiến độ mòn tăng lên, tạo khe hở và các cơ cấu không còn ăn khớp với nhau. Nên thay dầu khi đã chạy từ 500-1000km.

Cuối cùng, một chú ý rất quan trọng đối với người sử dụng xe máy mới: Sau 500 - 1.000 km đầu hoặc khi đã chạy được 2 tháng, bạn phải thay dầu nhớt động cơ, dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu) (đối với xe automatic), thay lọc dầu tinh (nếu có), vệ sinh lọc nhớt (loại lọc dạng lưới).

Việc thay dầu ở giai đoạn này có tác dụng bôi trơn lại các bề mặt chuyển động để giảm ma sát, làm kín các bề mặt chi tiết chuyển động, làm sạch các chất bẩn trong động cơ và làm mát một phần các chi tiết trong động cơ.

Cẩm nang hướng dẩn sử dụng xe máy

Tại Việt nam, xe máy là phương tiện giao thông vận chuyển phổ biến nhất hiện nay và tiện dụng nhất, do đó việc tự bảo dưỡng cũng như tự sửa chữa chiếc xe của mình là rất cần thiết. 

1. Làm sao để xe máy sử dụng được lâu bền?

  • Áp dụng cho các xe mới mua về và xe đại tu (làm máy) lại

Có thể chạy Rôda (rodage)khoảng từ 2 đến 4 giờ để cho các chi tiết động cơ được rà sít với nhau.

Từ KM đầu tiên đến KM 500,phải thay nhớt một lần và tốc độ không vượt quá 60km/h.

Từ KM 500 đến KM 1300 (khoảng 800km) phải thay nhớt lần thứ 2.

Từ KM 1300 trở lên, thay nhớt máy đến 4.000 Km

Tuyệt đối: không được dùng nhớt cũ, nhớt đã qua sử dụng của các loại xe khác, hay các loại nhớt không dùng cho xe máy. Nếu sử dụng nhớt cũ sẽ làm cho các chi tiết máy mau mòn và giảm tuổi thọ.

  • Sáng sớm trước khi sử dụng

Cần nổ máy và cho máy chạy không tải từ30 giây đến 1 phút. Giúp cho dầunhờn được bôi trơn lên toàn bộ các chi tiết máy, sau đó mới cho xe kéo tải.

Khi đến ngã ba, ngã tư, vòng xoay, lên dốc, phải trả về số 1 ,2 để cho xe được vận hành dễ dàng hơn. Sẽ không gây rốc máy.

Bơm vỏ xe đúng áp suất qui định, nếu để vỏ xe mềm hơi sẽ làm cho vỏ nhanh mòn, gây rạn nứt ở hông vỏ xe, gây hư ruột xe. Như cuốn ruột, xé ruột làm đôi. Nếu căng hơi quá sẽ gây cho vỏ xe nhanh rạng nứt ở mặt vỏ, khi chạy, xe sẽ bị sốc, mặt tiếp xúc của vỏ xe với mặt đường kém, dễ gây trượt bánh khi thắng gấp.

  • Đố ivới Nhông Sên Dĩa: (NSD)

Người sử dụng nên thường xuyên theo dõi, bôi mỡ bò hoặc nhớt dễ giảm ma sát giữa các chi tiết của NSD, giúp giảm hao mòm do ma sát. Không nên để sên quá căng, sẽ làm cho sên mau giãn, nên điều chỉnh sên có độ vòng từ 1-1,5cm ở lỗ canh sên xe máy, sẽ làm cho xe vận hành êm hơn.

  • Đối với Bình Ắc Qui

Đối với các loại xe ít sử dụng (như công sở, đi chơi, dạo phố…) nên sử dụng bình khô là tốt nhất vìcầm hơi lâu giữ điện tốt, dòng điện mạnh, ổn định. Dễ đề máy vào buổisáng, ít phải chăm sóc bình.

Đối với các loại xe phải thường xuyên sử dụng (xe ôm, chở hàng, thường xuyên đi công tác xa bằng xe máy…) nên sử dụng bình nước, do xe vận hành lâu, dòng điện sạc vào bình quá nhiều. Bình nước có ưu điểm sẽ không bị phù và chai (giữ điện kém) so với bình ắc qui khô.

Đối với bình điện nước khoảng từ 20 đến 30 ngày nên chăm sóc bình một lần, xem bình có bị cạn nước hay không. Nếu bị cạn, nên châm thêm nước cất, tuyệt đối không được châm thêm acid sẽ gây hỏng bình và giúp bình được sử dụng lâu bền hơn.

Để xe vận hành được tốt thì hệ thống điện phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài mobin lửa, Ic, Bobin sườn thì Bugi xe là cực kì quan trọng.

Muốn xe ít hao xăng, tăng tốc nhanh, vận hành tốt thì bugi phải cho tia lửa xanh, đánh mạnh, nghe rõ tia lửa đánh “tách tách” tại một điểm duy nhất trên các chấu bugi .

Nếu tia lửa nghe “xạch xạch”tia lửa điện to, đánh lung tung trên đầu bugi không tại một điểm nhất định, cách tốt nhất không nên sử dụng. Nếu sử dụng sẽ gây hao xăng, xe vận hành kém (lì máy, làm cho máy mau mòn, nhanh hư hỏng khi vận hành quá tải).

  • Đối với dây điện sườn

Khoảng 6 tháng đến một năm nên kiểm tra xem các giắc cắm của dây điện sườn có bị bám bụi và đóng ten hay không. Nếu có, nên dùng bàn chải nhựa đánh sạch, lau khô, sau đó cắm trở lại như bình thường.

  • Đối với bình xăng con (BXC) xe máy

Từ 30 đến 40 ngày phải tháo cốc lọc bình xăng (gần khóa bình xăng con) để kiểm tra xem có cát, cặn, nước, trong cốc lọc hay không, nếu có phải rút cả lưới lọc BXC ra rửa sạch bằng xăng hoặc dầu lửa, phơi khô sau đó lắp trở lại, nên lắp một bộ lọc xăng trước BXC. Giúp lọc xăng tốt hơn.

  • Đối với lọc gió

Từ một đến hai tháng nên tháo lọc gíó bằng Mút ra một lần, thổi sạch bụi, giặt sạch, phơi khô, sau đó nhúng vào dầu nhờn sạch, vắt cho ráo rồi lắp vào lọc gió (đối vớilọc gió sử dụng mút lọc gió sẽ làm cho không khí vào buồng đốt sạch hơn, ít gây đóng cặn ở đầu supap và ở đầu piston).

Nếu lọc gió sử dụng bằng bì giấy lọc thì khoảng 2 đến 3 tháng phải tháo ra một lần. Dùng hơi bình nén thổi mạnh, từ trong xịt ra để thổi hết bụi bám xung quanh lọc gió, sau đó lắp trở lại, một năm nên thay lọc gió một lần là tốt nhất.

Trước khi khởi động xe nên tập thói quen kiểm tra kỹ thuật an toàn như:đèn, thắng, đèn xinhan, nhớt, kèn, xăng, vỏ xe…

Chú ý: Hạn chế tối đa việc thay đổi kết cấu nguyên bản kiểu dáng của xe, máy xe, so với thiết kế ban đầu.

2. Các hư hỏng thường gặp ở xe máy và cách sửa chữa?

Khi xe đang vận hành mà bị chết máy, thường do một số nguyên nhân sau:

  • Mất lửa

Đầu tiên cần kiểm tra xem bugi có lửa không. Nếu không có, dùng bugi mới để kiểm tra. Nếu có lửa thì lắp bugi mới vào và tiếp tục vận hành.

Nếu kiểm tra bugi mới và củ không có điện, ta cần kiểm tra Mobin lửa bằng cách tháo dây dẫn từ mobin lửa ra, đạp máy xe, quẹt dây dẫn vào lốc máy xem có điện hay không, nếu không có phải thay mobin lửa mới.

Nếu Mobin lửa có điện mà ở đầu dây Bobin sườn không có thì kiểm tra tiếp IC hoặc bobin sườn xem lỗi do bộ phận nào thì thay thế phụ tùng đó.

Đề không được: Ắc Quy vẫn tốt mà đề không được là do Rơle đề hỏng, than đề hỏng, cần thay mới.

Bị Nước vào bình xăng con: (BXC)

Đây cũng là một lý do gây chết máy, ta cần khóa xăng lại, dùng tuoc-nơ-vít xả hết xăng trong BXC, sau đó vặn kín lại, mở khóa xăng cho xăng xuống BXC , đạp liên tục cho đến khi máy nổ trở lại, sau đó cho máy nổ liên tục từ 30 giây đến 1 phút rồi mới sửdụng.

  • Xe chết máy

Nước vào pô xe, mobin lửa, ướt bugi cũng gây chết máy, ta cần dắt xe lên chỗ khô ráo. Dùng giẻ lau khô bugi rồi lắp trở lại. Nghiêng xe cho nước thoát ra hết ống pô, lốc máy, mobin lửa,…

Thổi khô sau đó khởi động lại cho đến khi máy nổ và cũng cho chạy không tải khoảng 1 phút, sau đó mới sử dụng.

  • Xe bị đảo

Đang chạy xe mà thấy xe bị đảo, khó điều khiển nên dừng xe lại. Kiểm tra xem bánh xe có bị cọ ở đâu không, có mềm hơi không. Dùng tay cầm vào bánh xe lắc qua trái phải xem bạc đạn có bị rơ hay không, nếu bạc đạn bị rơ (lỏng) thì phải thay ngay bạc đạn mới, nếu vẫn để như vậy mà sử dụng, xe sẽ rất khó chạy, làm cho vỏ xe mau mòn.

Bánh xe khi lắp có bị lệch tâm so với thân xe không, nếu có thì canh chỉnh lại cho đúng tâm để khi chạy không bị đảo.

Cũng có thể do đạn cổ bị bể dẫn tới tay lái nặng , chao và nghe tiếng khua.

  • Đèn không sáng và cháy bóng

Đèn không sáng là do cục sạc không đúng quy cách, trị số điện trở lớn ,đèn pha mờ phải thay sạc mới.

Xe chạy cao tốc cháy bóng đèn là do bộ tiết chế điện áp phát bên trong cục sạc hỏng, phải thay cục sạc mới.

Chúng ta nên chuẩn bị 1 cục IC, 1 Bugi để sẳn trong xe khi bị hỏng thông thường chúng ta có thể tự thay thế cho xe chạy tiếp.

3. Cách chọn phụ tùng thay thế

  • Khi chọn phụ tùng thay thế cho xe motor-gắn máy cần lưu ý các điểm sau:

Phụ tùng phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.

Địa chỉ sản xuất, uy tín , chất lượng sản phẩm.

Thay đúng phụ tùng cần thay the khi hư hỏng, đúng quy cách.

Phụ tùng phải có thương hiệu, uy tín trên thị trường nhằm tránh mua lầmhàng giả, hàng kém chất lượng.

Phụ tùng phải tinh xảo, các mối hàn, mối nối chắc đẹp thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà sản xuất.

  • Cách nhìn bên ngoài:

Nhóm đồ điện: Dây đồng quấn đầy , to, nhựa đen bóng là có hoá chất chống thấm, vỏ Sạc nhôm trắng sáng , không sỉn màu.

Nhóm Bình Ắc Quy: Cầm nặng do lắc sắp đủ trung bình 2kg , vỏ nhựa đẹp, các đầu sạc mớikhông sét , làm bằng chì..

Nhóm bố thắng, bố nồi: Nhôm trắng, càng mới,mặt bố cứng không ra bột khi cào nhẹ.

Vành + căm: Lớp xi trắng vàng, vành thép gỏ tiếng thanh vang xa, căm dầy, đầu chắc chắn.Tròn đều.xi mạ 3- 4 lớp

Nhóm Cơ khí: xi dầy, thép dầy, sơn tĩnh điện không nổ hột.

Các loại dây: cáp mịn , lớp nhựa đen, đầu chì sáng không vuột.Trong có lớp nhựa bao dây cáp

Lưu ý: Các sản phẩm củaD.N.N đều có ghi địa chỉ công ty, logoD.N.N trên bao bì và đủ tiêu chuẩn để lắp ráp.

  • Cách bảo quản xe máy luôn mới và sạch sẽ

Việc bảo quản cho chiếc xe còn mới,còn tốt để nó có thể phục vụ chúng ta tốt khi còn sử dụng hoặc giá trị của nó còn cao khi chúng ta bán đi. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn, làm thế nào để giữ cho chiếc xe của mình luôn mới, bền, đẹp.

Xe máy là tài sản tương đối lớn đối với nhiều người. Được sở hữu một chiếc xe máy mới là niềm mơ ước của rất nhiều bạn. Có một thực tế đó là không phải bất cứ chiếc xe máy nào cũng gắn bó với chúng ta suốt đời. Vì thế, việc bảo quản cho chiếc xe còn mới,còn tốt để nó có thể phục vụ chúng ta tốt khi còn sử dụng hoặc giá trị của nó còn cao khi chúng ta bán đi. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn, làm thế nào để giữ cho chiếc xe của mình luôn mới, bền, đẹp.

1. Dán keo xe

Ngay khi vừa mua xe máy, điều đầu tiên bạn nên làm đó là hãy đi dán keo xe nhé. Mẹo vặt ở đây là bạn nên chọn những cửa hàng dán keo uy tín, giá cả có thể hơi cao một chút nhưng bạn đã có thể bỏ ra vài chục triệu để mua xe thì không lý do gì bạn lại tiếc vài trăm nghìn để dán keo đúng không nào?

Ưu điểm của dán keo xe là sẽ bảo vệ cho lớp sơn zin của xe bạn khỏi những vết trầy. Sau 1,2 năm đi, khi lớp keo đã mờ và trầy nhiều, bạn có thể thay thế bằng một lớp keo mới. Bảo đảm xe của bạn sẽ y như mới mua luôn đấy.

2. Bảo hành – Bảo trì định kỳ:

Thông thường, khi mua xe bất kỳ hãng nào. Họ đều có chế độ bảo hành, bảo trì định kỳ vài tháng 1 lần, kéo dài trong 2 năm. Bạn nên thường xuyên đi bảo hành bảo trì xe đúng hẹn nhé. Việc này nên duy trì ngay cả khi xe bạn hết bảo trì miễn phí.

Ưu điểm của việc này là sẽ giúp bạn phát hiện ra một cách sớm nhất những lỗi máy móc trong quá trình sử dụng, sẽ hạn chế tối đa việc chết máy, tuột sên,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay nhớt (định kỳ 2000km), kiểm tra và thay dầu phanh (nếu là xe tay ga) để máy móc được trơn tru nhé.

3. Thường xuyên rửa xe

 Nên đặt lịch 1-2 tuần rửa xe 1 lần bạn nhé. Việc rửa xe không chỉ giúp chiếc xe bạn trở nên sạch sẽ hơn mà còn hạn chế được những tác nhân ăn mòn kim loại, gây rỉ sét cho xe bạn như sình, bùn, cát, đất bám vào, giúp chiếc xe bền hơn và rất có lợi cho bạn nếu bạn muốn bán xe máy của mình sau này. Bên cạnh đó, một chiếc xe sạch sẽ giúp cho bạn trở nên tự tin hơn khi ra đường.

4. Cách chạy xe

Nghe có vẻ hơi thừa đúng không nào? Chạy xe thì ai mà không biết chạy. Thế nhưng chạy như thế nào để xe bền, máy móc lâu xuống thì không phải ai cũng chú ý. Khi chạy xe bạn nên chú ý các điểm sau nhé:

  • Đối với xe số: Nên thường xuyên trả số nếu không muốn máy xe của mình trở nên “ì ạch” (lỗi này các chị em phụ nữ rất thường hay mắc phải). Không nên chạy số 1 khi đi một mình mà nên để số 2 thôi. Không nên tăng hay giảm ga đột ngột, bóp thắng thì phải nhả ga;
  • Đối với xe tay ga: Sáng ra, trước khi đề máy, bạn phải bật máy lên trước khoảng 30s. Không nên tăng hay giảm ga đột ngột, bóp thắng thì phải nhả ga.

Tốc độ chuẩn nhất, vừa tiết kiệm xăng vừa tốt cho máy là 40km/h. Vì thế khi đi trên những đoạn đường trống, bạn nên giữ tốc độ này để an toàn và tốt cho máy xe nhé.

Kết: Xe máy từ lâu luôn là người bạn thân thiết của chúng ta. Nó theo chúng ta rong ruổi trên các con đường, chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi trong cuộc sống của chúng ta.

Vì thế, việc chăm sóc chiếc xe thật tốt, không những làm cho nó phục vụ chúng ta thật tốt, mà sau này, khi có nhu cầu đổi xe mới. Các chủ đại lý thu mua xe máy cũ không thể nào ép giá chúng ta với một chiếc xe sạch sẽ và tốt như thế này.


 
CƠ SỞ 1: BÁN LẺ, LẮP RÁP, SỬA CHỮA, BẢO HÀNH 
Địa chỉ: 86 Hoàng Diệu, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.562.197
Email: thaivinhmotor@gmail.com
CƠ SỞ 2: BÁN LẺ, LẮP RÁP, SỬA CHỮA, BẢO HÀNH 
Địa chỉ: 97- 99 Hoàng Diệu, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.821.555
Email: thaivinhmotor@gmail.com
CƠ SỞ 3: BÁN LẺ, LẮP RÁP, SỬA CHỮA, BẢO HÀNH 
Địa chỉ: 57 Hoàng Diệu, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.826.378
Email: thaivinhmotor@gmail.com
Chat with us